top of page
Tìm kiếm
  • Ảnh của tác giảEdSpace Team

Để mình nói cho Mị NGHE (Listening skill: how to improve)

Đã cập nhật: 27 thg 1, 2021

----------------- - Em nghe không hiểu gì hết! - Em không nghe được gì cả! - Em nghe như gió thoảng mây bay. Thoảng nhận ra từ này thì bay mất nghĩa phần trước. (Trích một số trăn trở của học viên trong các buổi mentoring ở EdSpace) -----------------



NGHE, hay listening, quả thật là một kỹ năng khiến không ít bạn đau đầu và sợ hãi.

Nhưng phải chăng bạn VÔ VỌNG (hopeless), hay nói một cách dân dã hơn là VÔ PHƯƠNG CỨU CHỮA (incurable) với việc tăng khả năng nghe của mình?


Không bạn ạ.


Về mặt sinh học & ngôn ngữ, bộ não của bạn được trang bị đầy đủ tất cả “công cụ” để giúp bạn nghe hiểu: khi âm thanh (sounds) truyền vào tai bạn, não bộ sẽ:

-> (1) bắt chuỗi âm thanh (phonological & syllable processing)

-> (2) phân tách thành tiếng (segmenting)

-> (3) nhận biết ngôn từ (lexical searching & syntactic parsing)

-> (4) hiểu ý nghĩa từ (understanding meaning)

-> (5) hiểu ý nghĩa thông điệp đầy đủ (discourse constructing)


Với tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ thứ nhất), bạn hình thành khả năng nghe một cách tự nhiên qua hấp thụ ngôn ngữ (language acquisition). Bạn KHÔNG CẦN phải kiểm soát để thực hiện các thao tác trên. Não bộ của bạn làm tất cả mọi thứ trên trong vòng chưa đầy 50 miligiây khi nghe thấy một âm-thanh-quen-thuộc.

Ngôn ngữ thứ hai được hấp thụ qua các giai đoạn tương đồng với ngôn ngữ thứ nhất (developmental stages), nhưng đặt trong môi trường hầu như khác biệt hoàn toàn:


(1) bạn không có 9000 +++ giờ nghe liên tục để tự nhiên hấp thụ - làm quen với âm thanh & đặc tính âm thanh trong ngôn ngữ mẹ đẻ như một đứa trẻ

(2) bạn không có 9000 +++ giờ nghe với hầu hết nội dung nghe được điều chỉnh phù hợp với trình-độ-hiện-tại của bạn, như cách người bố hoặc người mẹ luôn sẵn sàng nói khác đi, đơn giản hơn để đứa trẻ hiểu được

(3) bạn không có 9000 +++ giờ bi bô tập nói và được hồi đáp liên tục như cách một đứa trẻ được người lớn trò truyện


Nên lẽ dĩ nhiên, bạn sẽ không tự nhiên có được khả năng 50 mili giây xử lý xong âm thanh của thứ-tiếng-lạ-lùng nào cả.


Vậy với ngôn ngữ thứ hai, bạn cần làm gì để nghe được?


Câu trả lời là: lối tư duy (mindset) & phương pháp (method).


Hãy suy nghĩ lại về khả năng nghe của chúng mình: trong điều kiện bình thường, mình sẽ không nghe hiểu một thứ gì đó khi nào?


(i) Khi thứ bạn nghe không có mục đích rõ ràng với bạn (purposive)

(ii) Khi thứ bạn nghe không đáng quan tâm với bạn (interesting)

(iii) Khi thứ bạn nghe nằm ngoài khả năng hiểu của bạn (comprehensible)


Nếu thứ bạn nghe rơi vào 1 trong 3 mô tả trên, não bạn sẽ sử dụng bản năng tự nhiên để biến các âm thanh (sounds) thành tiếng ồn vô nghĩa (noises) với bạn.


Và đáng tiếc là ngôn ngữ thứ hai cũng không thoát khỏi màng lọc (filter) này.

Vậy giờ mình phải làm sao?


Cơ bản nhất, hãy đảm bảo bạn luyện nghe với thứ âm thanh phù hợp. Khi nghe một cái gì đó trong ngôn ngữ mới, hãy đảm bảo:


(1) Thứ bạn nghe nằm trong khả năng hiểu của bạn (comprehensible input) Ước tính cần biết 90-95% từ vựng thì bạn mới có thể hiểu được một thứ gì đó. Ai cũng vậy. Mình không phải là siêu nhân đâu --> hãy đảm bảo bạn biết phần lớn từ vựng trong bài nghe đó.


(2) Thứ bạn nghe phải hứng thú, là chủ đề bạn quan tâm, có ngữ cảnh quen thuộc với bạn (interesting topic/ internalised & contextualised topic) Bạn không quan tâm thì tại sao lại bắt não phải tốn năng lượng để nghe? Não bạn sẽ phản bội bạn, sẽ lờ thứ âm thanh kia đi như Mị bị đời lờ đi giống con rùa lùi lũi trong xó bếp.


(3) Bạn nghe với mục đích rõ ràng (clear purposes) Bạn muốn nghe được từng chữ đã biết (Speech recognition)? Bạn muốn mình có thể hình dung ra được từ sắp nghe là gì khi bạn chỉ vừa nghe xong từ trước đó (Priming)?

Hay bạn muốn nghe đi nghe lại để lưu được âm thanh vào bộ nhớ dài hạn (longterm memory), trở thành âm-thanh-quen-thuộc để bạn có thể ngay lập tức nhận ra khi tình cờ nghe lại?


Vân vân và mây mây.


Viết đến đây thì bài đã 800 chữ. Chắc các bạn đọc cũng mệt rồi nên Tom dừng bút. Nhưng dừng xong mình thấy cũng chột dạ vì lỡ nói ở trên “Câu trả lời là: lối tư duy (mindset) & phương pháp (method)” mà chưa thấy đâu. Cơ mà để viết một bài như vầy, Tom thường mất khoảng 2 ngày cuối tuần nghiên cứu lại và suy nghĩ viết sao cho dễ hiểu. Không phải muốn viết là viết được :"( Cần động lực to lớn để có thể vượt qua cơn cám dỗ lười biếng thường trực đó ạ =.=


Vậy nên, nếu bài viết nhận đủ sự quan tâm, ủng hộ và chia sẻ từ các bạn thì Tom sẽ có động lực viết tiếp tập 2 (mindset) và tập 3 (methods) để tiếp tục giúp các bạn có thể cải thiện kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh. Còn không thì chỉ dừng ở đây thôi ạ.


Các bạn có đồng ý không?


Thương mến,

Tom



(*) Chú thích ảnh: hình chụp ghi chú thảo luận trong một buổi họp của các giáo viên EdSpace về kỹ năng Listening.


P/s: Các bạn có thể comment những câu hỏi/ thắc mắc/ khó khăn gặp phải đối với việc luyện tập listening ở bên dưới nhé 🙂. Tom sẽ lưu ý để trả lời trong phần tiếp theo nếu được.

478 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page