Mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu?
EdSpace chúng mình quả thực có rất nhiều màn "hành hạ" học viên :”3 Ngoài 12 tuần học, chúng mình còn thêm hẳn 3 tuần để làm (i) Induction - Định hướng học tập (đầu khoá), (ii) Mentoring (giữa khoá) và (iii) Final report (cuối khoá) nhằm giúp các bạn nhìn nhận chính xác hơn mục tiêu của bản thân và tạo ra Study Plan cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
Điều này xuất phát từ việc EdSpace nhận ra các bạn học viên thường hay lâm vào một trong những khổ đau sau đây:
(1) Cảm thấy quá nhiều thứ phải học nên không biết bắt đầu từ đâu
(2) Chưa hình dung ra cụ thể học là làm cái gì ở trong đó, hoặc hình dung được rồi nhưng phương pháp lại chưa phù hợp với bản thân, cũng như làm chưa tới nơi tới chốn
(3) Dù nhìn nhận được điểm mạnh yếu của bản thân nhưng vì học tuỳ hứng nên cứ đâm đầu vào luyện cái mình đang giỏi, thành thử cái mình yếu ngày một yếu thêm
(4) Đầu khoá hô to khẩu hiệu quyết tâm quyết tâm, nhưng sau vài tuần thì nhuệ khí lụi tàn (cái này quen lắm luôn...)
Thì đây Study plan cùng với sự hỗ trợ của giáo viên (hông làm giùm đâu nghĩ sao vậy =)) chỉ đặt câu hỏi để các bạn xoắn não chơi rồi ngồi tự chỉnh sửa cái Plan thoai nha) sẽ giúp các bạn kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình.
Bước 1: Set GOALs
Đặt ra mục tiêu học tập theo tiêu chuẩn SMART Goal [1]:
* Specific - Cụ thể
* Measurable - Có thể đo lường được
* Achievable/Attainable - Có thể đạt được
* Realistic/Relevant - có ý nghĩa phục vụ cho mục tiêu học tập lớn/ mục tiêu cuộc đời của bạn hay không
* Time-bound: có thời hạn cụ thể để thực hiện (aka Deadline)
"Tớ muốn học giỏi tiếng Anh" là một mục tiêu quá chung chung. "Tớ đang 5.5 và muốn đạt 6.5 IELTS trong vòng 6 tháng" thì có vẻ ổn hơn chút xíu, nhưng đó là mục tiêu dài hạn. Để đạt được điều này, bạn sẽ cần có mục tiêu ngắn hạn hơn, chẳng hạn như "Sau 3 tháng, tớ muốn cải thiện phần PRONUNCIATION, đặc biệt là phát âm được và đúng âm đuôi -ed và -s"
Bước 2: Choose suitable METHODS
Liệt kê chi tiết những phương pháp bạn đã làm/ sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đó.
* Đừng viết xuống những câu như "Học từ vựng" mà hãy cụ thể hơn: đọc bài và viết từ mới vào flashcard, lập keyword table,...
* Liệt kê ra nguồn tài liệu mà bạn sử dụng cho từng phương pháp
* Tự hỏi bản thân: Những phương pháp và tài liệu này có giúp giải quyết vấn đề mà mình đang gặp phải không? Tại sao?
* Thảo luận phương pháp và tài liệu với giáo viên (woo hoo đã thấy vì sao cần Induction và Mentoring chưa nè :">)
Bước 3: make a detailed PLAN
Một khi đã xác định được phương pháp đúng đắn phù hợp, hãy lập Study Plan để đảm bảo:
* Duy trì được việc tiếp xúc với tiếng Anh (bao gồm cả việc học bài lẫn hoạt động giải trí liên quan đến tiếng Anh) liên tục trong suốt một tuần, thay vì dồn 1 cục 1 lần
* Viết ra được hoạt động chi tiết cho từng ngày. Kết quả của các hoạt động phải có thể đánh giá được.
* Đặt ra được thời gian cụ thể để làm các hoạt động tiếng Anh đó (Vd: 7:00 - 7:30 a.m làm 1 bài reading + phân tích đáp án)
* Nếu não cá vàng thì có thể dùng ứng dụng để nhắc bản thân (Vd: Google Calendar)
Đến đây thì một vấn đề sẽ xuất hiện khi chúng mình làm study plan: ủa vậy còn mấy hoạt động ưa thích “thiêng liêng” của mình mỗi ngày mỗi tuần thì sao? Ăn chơi nhảy múa ca hát dạt dào phong trào phim ảnh nghệ thuật bè bạn vân vân và mây mây? Một ngày chỉ có 24 giờ, một tuần 7 ngày, một tháng 4 tuần, một năm 12 tháng thôi hà: bạn không có vô hạn thời gian để làm vô vàn điều bạn muốn. Chúng ta cần xác định ƯU TIÊN (prioritize your tasks) và trong nhiều trường hợp là trọng số ưu tiên cho từng mục tiêu, hoạt động hàng ngày của chúng mình. Hãy luôn đọc plan và hỏi:
(a) mục tiêu lớn nhất mình muốn đạt được đến hết tuần này/ tháng này/ quý này... là gì?
(b) những thứ mình đang thực hiện/ lên kế hoạch thực hiện có giúp góp phần làm mình đạt được mục tiêu ở trên không?
Khi đặt và trả lời hai câu trên, kha khá lần chúng mình cũng giựt mình đó, vì chúng mình muốn đạt được (a) mà cái mình plan (b) hổng ăn nhập gì hết: muốn đọc làu làu văn bản, tài liệu, tiểu thuyết bằng tiếng Anh mà trong danh sách hoạt động với kế hoạch học tập toàn là coi phim tiếng Anh cùng nghe Tedtalk thì sao mà được nè?
Bước 4: DO IT
And... don’t forget to review it regularly
Để study plan không chỉ là plan (nằm trên giấy, trên máy tính và không bao giờ thành hiện thực) thì chúng mình cần phải quyết tâm thực hiện bằng mọi giá nhen. Bỏ một lần được là dễ “sa lầy” vô bỏ nhiều lần, rồi thì banh luôn cái plan đó hihi.
Vài dòng nhắn gửi khi lập và thực hiện Study Plan:
* Hãy dành ra 45' - 1h đầu tuần để lên kế hoạch chi tiết cho cả tuần đó
* Cũng ở đầu tuần, lập ra checklist và tick vào mỗi khi hoàn thành một việc. Điều này giúp bản thân liên tục tự theo dõi tiến độ
* Dành ra 15' mỗi cuối ngày để xem lại bản thân đã hoàn thành được những gì rồi, từ đó điều chỉnh Study Plan cho phù hợp hơn
* Hãy tạo ra các hoạt động tự thưởng cho bản thân mỗi khi đạt được kết quả nho nhỏ gì đó trong Study Plan
* Hãy màu mè Study Plan để tạo dấu ấn cá nhân nhé
* Ba bước trên đây không chỉ giúp lập Study Plan mà còn được ứng dụng vào việc lên kế hoạch trong học tập và làm việc hàng ngày nữa đó.
EdSpace đã nhận được rất nhiều Study Plan vô cùng sáng tạo của các bạn học viên rồi, bạn cũng hãy thử lập Study Plan và chia sẻ với mọi người ở phần comment bên dưới nhé.
Written by Ms. Hạnh Nguyên & Tom
[1] Meyer, P. J. (2003). Attitude is everything!: If you want to succeed above and beyond.
[2] ảnh: hình chụp một phần notes của Tom cho mentoring session training với giáo viên. Các bạn giáo viên ở EdSpace cũng phải thực hành thường xuyên & trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm mentor một cách hiệu quả cho các bạn học viên đó ạ hihi.
Tìm hiểu về EdSpace và học với chúng mình ở đây: bit.ly/edspacecourses
Comentarios