top of page
Tìm kiếm
  • Ảnh của tác giảEdSpace Team

Nhớ sao cho dai & nhai sao cho nhớ?


** Câu chuyện về Retrieval Practice **


Giáo viên EdSpace chúng mình có một màn "gọi hồn" rất đặc trưng ở đầu buổi học: các bạn học viên sẽ phải đóng hết tất cả tập vở và viết tất cả những điều bạn còn nhớ về buổi học trước, sau đó thảo luận với nhau để xem còn thiếu sót gì không. Nghe thật là dễ phải hông nè, nhưng đây lại là hoạt động nhiều bạn ám ảnh vì cố “banh não” mà kiến thức cứ lác đác rơi rụng mỗi nơi mỗi kiểu (không tin hãy hỏi các bạn lớp Intensive).


Hoạt động trên thực ra chẳng phải do EdSpace tự chế ra đâu mà có tên gọi hẳn hoi là “Retrieval Practice". Retrieval Practice không chỉ đơn thuần là một cách kiểm tra - đánh giá (As an assessment) mà là một phần quan trọng của chiến lược & tiến trình học tập (as part of the learning process) để giúp người học thực sự lưu giữ kiến thức dài hạn. Đây cũng là điều mà chúng mình luôn thực hành trong tất cả các chương trình học tập tại EdSpace, dù lớn hay nhỏ .



Khái niệm Retrieval Practice lần đầu được nhắc đến vào năm 1909 [1]. Trải qua hơn 100 năm được nghiên cứu, Retrieval Practice được chỉ ra là sẽ giúp người học [2]&[3]&[4]:

* Chuyển đổi những kiến thức mới học đang ở dưới dạng short-term memory (trí nhớ ngắn hạn) thành long-term memory (trí nhớ dài hạn) (*)

* Tăng tư duy bậc cao và tăng việc chuyển hoá kiến thức

* Tăng metacognition (siêu nhận thức) về quá trình học của bản thân (**)

* Tăng việc sử dụng các cách học hiệu quả ở ngoài lớp học

* Tăng việc chuẩn bị bài học một cách kĩ càng trước khi bắt đầu

* Tăng việc sắp xếp kiến thức một cách hệ thống trong đầu

* Kết nối các kiến thức đã học với kiến thức sắp được học


Khi nào nên dùng Retrieval Practice: Nghiên cứu chỉ ra rằng việc luyện tập RP thường xuyên và gần với thời điểm mới tiếp thu xong kiến thức sẽ đem lại hiệu quả cao hơn [3]&[4]. Bạn có thể hình thành thói quen làm RP vào:

* Cuối ngày học hôm đó

* Buổi sáng ngay sau ngày học

* Cuối tuần khi có thời gian rảnh

* Ngay trước buổi học tiếp theo (bạn không làm cái này thì yên tâm là tới EdSpace cũng sẽ bị giáo viên “gọi hồn” làm^^)


Một số cách tự làm Retrieval Practice:

* Sau khi hoàn thành câu hỏi bài tập của bài đọc/bài nghe, nhìn câu hỏi và tóm tắt lại bài đọc/nghe (nói với bài nghe và viết với bài đọc)

* Tự viết/Tự nói bài tóm tắt về bài nghe/đọc

* Viết ra 2 điều bạn học được trong buổi học vừa rồi

* Tự đặt câu hỏi theo dạng 5W-H questions (Who, What, Where, When, Why, How) về bài đọc/nghe/kiến thức mới học và tự trả lời

* Viết lại trình tự buổi học ngày hôm đó

* Viết ra tất cả những gì bạn còn nhớ về kiến thức của buổi học hôm đó

* Nếu bạn muốn sáng tạo, hãy thử tự vẽ mind map về trình tự/kiến thức của buổi học

* Hình dung bản thân là giáo viên và thử giải thích lại kiến thức đó học cho học sinh

* Tạo flashcard về những kiến thức đã học, mặt trước là tên kiến thức, mặt sau nội dung. Nhìn vào mặt trước và cố gắng truy xuất tất cả thông tin bạn còn nhớ về kiến thức đó. Nếu những điều bạn nhớ đúng gần hết với mặt sau, bạn có thể tự hào bỏ flashcard đó qua một bên. Lưu ý rằng bạn vẫn cần phải thường xuyên lôi những flashcard đã biết đó ra luyện tập lại.

* Retrieval practice càng khó thì hiệu quả lưu giữ trong long-term memory càng mạnh. bạn có thể kết hợp với spaced repetition & spacing & testing để tối đa hoá hiệu quả của retrieval practice.


Bạn đã áp dụng các cách retrieval practice nào trên đây rồi? Hãy chia sẻ kết quả đạt được sau khi làm luyện tập RP cho EdSpace với nhé!


Written by Ms. Hạnh Nguyên & Tom


Ref:

[1] Abbott, E.E. (1909) On the analysis of the factors of recall in the

learning process. Psychol. Monogr.

[2] Jim Scrivener (2011) Learning Teaching - The essentials guide to English language teaching (3rd Edition)

[3] Peter C. Brown et. al (2014) Make it stick - The Science of successful learning

[4] Yana Weinstein et.al (2019) Understanding how we learn - A visual guide

[Hình]: Trích từ [2] p.200, Chapter 8: Teaching lexis


(*) Xem lại EdSpace Webinar 2 về phương pháp học từ vựng & mô hình trí nhớ ngắn hạn - dài hạn ở https://youtu.be/IOT4ZVX_6CI

(**) Đọc lại notes của Tom về metacognition ở https://www.facebook.com/hoangminhthong/posts/10157586599002781


P/S:Bạn có thể tìm hiểu thêm về Retrieval Practice qua video về Testing Effect (https://youtu.be/_wqG7g1kZUo) và các quyển sách như Make it Stick, Powerful Teaching, hay Understanding how we Learn (Hiện đang có ở thư viện của EdSpace). Cũng lại gõ cửa hỏi cô thủ thư Ngáo xem sách ở đâu nhé :”> Meow :”>

823 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page