top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảEdSpace Team

Muốn nói giỏi, phải đọc chăm

Ủa lạ kì ghê, nói sao lại liên quan gì tới đọc?


Một thắc mắc mà EdSpace nhận được từ rất nhiều bạn đó là làm thế nào để nói được lưu loát và chính xác. Để làm rõ điều này, chúng mình cùng truy ngược lại những yếu tố cấu thành nên speaking: Extralinguistic knowledge và Linguistic knowledge nhé [1].


Extralinguistic knowledge: kiến thức về các chủ đề khác nhau như học tập, công việc, sức khoẻ,… Việc nói các chủ đề mà bản thân hứng thú quen thuộc sẽ dễ hơn rất nhiều so với những thứ mà bạn thấy chán phèo hay lạ lẫm. Việc nói về những điều xảy ra liên quan trực tiếp tới mình (IELTS Speaking Part 1) sẽ dễ hơn việc trao đổi về các vấn đề trừu tượng mang tính chất nghị luận, xã hội (IELTS Speaking Part 3).


Linguistic knowledge: bao gồm các đặc tính của ngôn ngữ như: * Genre (thể loại) * Discourse (Diễn ngôn) * Pragmatic (Ngữ dụng) * Grammar (Ngữ pháp) * Vocabulary (Từ vựng) * Phonology (Âm vị học)

Để có thể nói “một phát ăn ngay” tức là bạn đang vừa phải truy xuất Extralinguistic và Linguistic, vừa phải kiểm soát được nhận thức (ví dụ: nói được các chủ đề khác nhau), cảm xúc (ví dụ: vượt qua cái tôi mặc cảm nói không hay), hoặc hiệu suất cá nhân (ví dụ: chịu được áp lực thời gian). Mà ngó bộ nhiều thứ phải diễn ra trong não quá thì chúng mình sẽ dễ rơi vô trạng thái quá tải (Cognitive Overload [2]) để rồi cố quá là quá cố: ý tưởng thì không có, có rồi thì không ra được, nói được rồi thì lộn xộn, ngữ pháp & pháp âm sai loạn hết cả lên.


Thế nên, EdSpace thường hay khuyên các bạn chia nhỏ quá trình luyện tập speaking:


Với Extralinguistic knowledge: Đọc nghe liên tục về nhiều chủ đề khác nhau (đó là một trong những lý do EdSpace có thư viện mini, và yêu cầu các bạn học viên nghe một mớ đọc một ề trước khi vô lớp ó :">). Kiến thức vô não xong chưa đủ, phải tìm cách lấy nó ra xài cho bằng được, chẳng hạn tóm tắt lại quyển sách nói gì, nêu lên suy nghĩ của bản thân về bài nghe.


Với Linguistic knowledge: Tạo cho mình thói quen nhìn nhận đánh giá bản thân như ghi âm nhiều lần và nghe lại, mỗi lần tập trung vào một điểm cụ thể mà mình muốn sửa đổi. Lần 1 là về việc nói ra được ý tưởng, lần 2 là sắp xếp ý tưởng, lần 3 về ngữ pháp,... Thậm chí sau khi có nhận xét về file ghi âm từ giáo viên, nghe lại file một lần nữa để tìm ra lỗi sai thực tế nằm ở đâu, tại sao lúc đó mình không nhận ra được.

Bên cạnh đó, để nói tốt, chúng mình còn cần rèn luyện khả năng quan sát. Chẳng hạn như trong lớp học, khi bạn khác đang phát biểu thì tập trung nghe và nghĩ xem có gì mình học được, có gì mình muốn làm khác đi, nếu là mình thì sẽ trả lời như thế nào, so sánh quan sát của bản thân với nhận xét mà giáo viên cho bạn đó, v.v.



Nhân đây cũng gửi lời cô Ngáo nhắn với các bạn đọc ở thư viện EdSpace: hãy chăm chỉ lên thăm cô Ngáo và “rờ” vào các bạn sách xinh xắn đáng yêu trong bộ Macmillan Collector’s Library vừa được EdSpace chăm chút rước về nhé Tuyển tập gồm các tác phẩm viết bằng tiếng Anh, cuốn nào cũng đã vượt qua thử thách thời gian để trở thành những giá trị kinh điển của văn học nghệ thuật thế giới. Nếu mà đọc với phiên bản nguyên tác còn quá thách thức (vì từ vựng & ngôn ngữ), bạn cũng có thể đọc hiểu các tác phẩm này với phiên bản graded readers trong bộ Oxford Bookworm classics & Macmillan Graded readers, cũng sẵn có ở thư viện EdSpace nhen.


Ngoài ra, thư viện EdSpace còn có nghìn đầu sách tiếng Anh để bạn lựa chọn, đọc và khám phá mọi điều quanh mình và chính bản thân nữa đó. Nên hãy chăm lên chơi với cô Ngáo nhé [meow-meow] - Cô Ngáo said.

Written by Ms. Hạnh Nguyên & Tom

[1] Thornbury, S. (2005). How to teach speaking. Longman. [2] Sweller, J. (1994). Cognitive load theory, learning difficulty, and instructional design. Learning and instruction, 4(4), 295-312. [Picture]: hình chụp một phần các bạn nhỏ xinh trong Macmillan Collector’s Library vừa về nhà EdSpace đó ạ

Tìm hiểu về EdSpace và học với chúng mình ở đây: bit.ly/edspacecourses

Coi chúng mình “tám” về học & tư duy ở đây: https://www.youtube.com/channel/UCMPdL9wR7utDnBg4aWV_TWg


518 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page