top of page
Tìm kiếm
  • Ảnh của tác giảEdSpace Team

Thầy cô ở EdSpace thì học gì?


Một phần team EdSpace tại CamTesol đầu năm 2020, trước khi Cô-Vy ùa về

Nếu như các bạn học viên đến với EdSpace không ngừng được cải thiện ngôn ngữ, tư duy và năng lực học tập thì các thầy cô chúng mình cũng phải không ngừng trau dồi bản thân để có thể đem đến những bài giảng ngày một tốt hơn - cả về kiến thức lẫn cách tiếp cận truyền đạt - cho các bạn đấy. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc, thầy cô EdSpace học gì chưa nhỉ?


Học tiếng Anh giỏi là chưa đủ, phải học cách dạy giỏi - (learn how to teach)


Ngoài điều kiện tối thiểu về năng lực sử dụng ngôn ngữ (Language proficiency) ở mức cao cấp C1-C2 với IELTS overall 8.0-8.5, không kỹ năng nào dưới 7.0, kỹ năng phụ trách bắt buộc phải trên 8.0 thì ở EdSpace, tất cả giáo viên (EdSpace Educators) đều phải có chứng chỉ nghiệp vụ giảng dạy/ chuyên môn giảng dạy ngôn ngữ (Teaching qualifications).


Team giáo viên chúng tớ hiện chia làm 2 “phe” - biệt đội CELTA (chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh cấp bởi đại học Cambridge, Cambridge English Language Assessment) & biệt đội Master (Thạc sĩ giảng dạy tiếng Anh/ Ngôn ngữ học ứng dụng):


+ Phe CELTA có 6 người thì hết 5 người là CELTA Pass B (top 25% thế giới), còn một người thì hông có chịu pass B… (đố bạn pass gì nè :”>)


+ Phe Masters thì có 4 người, có cả trong và ngoài nước (the UK) và đều tốt nghiệp xuất sắc (High distinction).

Nhưng mà xong cái đó là hổng phải… xong nha, vì định kì hai tuần một lần, các thầy cô ở EdSpace đều tham dự Teacher development training (nôm na là họp phát triển chuyên môn & trao đổi học thuật) để cải thiện chương trình, nội dung, chất lượng giảng dạy, mentoring & tập huấn chuyên môn. Chính vì vậy mà chương trình ở EdSpace luôn được cải tiến liên tục & cập nhật theo từng khoá học, và cá nhân hoá tối đa với từng bạn học.


Ảnh chụp một buổi họp Teacher Development Training khi mùa cô Vy tái xuất


Học lẫn nhau chưa đủ, phải ra ngoài học & chia sẻ để học - (learn from others, learn to share & share to learn)


Không dừng lại ở những buổi họp & training nội bộ, các thầy cô của EdSpace luôn được khuyến khích và “cưỡng ép” phải vượt khỏi vùng an toàn để vươn ra bên ngoài: đi chuyên đề, trao đổi workshop, nghiên cứu, viết bài nghiên cứu và tham dự các regional/ international conferences:


- Đầu năm 2020 trước khi chị Cô-Vy ùa về, team Academic EdSpace đã “khăn gói quả mướp” sang xứ bạn Campuchia để tham dự hội thảo TESOL thường niên lớn nhất khu vực (CamTesol 2020). Đi về xong, mỗi thầy cô lại viết reflection, learning notes, và làm sharing nội bộ để trao đổi những kinh nghiệm học được ở các giáo viên/ chương trình giảng dạy được trao đổi trong hội thảo.


- Sắp tới, ở hội thảo VietTesol 2020, cả cô Thảo, thầy Thắng đều là speakers (người trình bày) báo cáo nghiên cứu trong hội nghị. Ngoài ra tháng 11 năm nay ở AsiaTEFL (hội thảo Tesol tại Hàn Quốc), cô Hạnh Nguyên cũng vừa được trở thành người trình bày kết quả nghiên cứu (presenter). Cô Hạnh Nguyên cũng vừa có bài paper được đăng trên tạp chí English Teaching Forum Journal của Mỹ, với đề tài Mindfulness practices in english teaching in Vietnam.


Lý do vì sao mà EdSpace Academic Team luôn phải học không ngừng như vậy? Vì chúng mình có niềm tin vững chắc rằng việc giảng dạy nếu muốn đi sâu và giúp người học có nền thật chắc để đi thật xa, người giáo viên phải dựa vào kết quả nghiên cứu (research-based), chứ không thể chỉ dựa vào chủ nghĩa kinh nghiệm thuần tuý (pure experience) của cá nhân


Cô Uyên đang chia sẻ về Mentoring session và các lưu ý quan trọng trong phương pháp

Học từ tất cả những thứ chung quanh ta, trải nghiệm cuộc sống đa dạng & tôn trọng sự khác biệt - (learn from the world & appreciate the diversity)


Ngoài việc dạy & học ra, thầy cô chúng mình còn quan tâm đến các vấn đề xã hội khác nhau, và tham gia rất nhiều chương trình, dự án để làm giàu vốn sống của mình, và còn là những “cái chân đi” chính hiệu (kỷ lục nhiều nhất hiện nay là cô Nguyên Lê với 29 quốc gia, còn ít nhất là sơ sơ 4-5 quốc gia đâu đó…). Chính những trải nghiệm sống này sẽ là chất liệu để làm giàu cho các bài học & thảo luận trong lớp, để nối dài từ trang sách đến cuộc đời khi chúng mình bước chân vào EdSpace đến khi bước ra thế giới. Mỗi thầy cô là một màu khác nhau, và đó có lẽ là điều mà EdSpace tự hào nhất: khi mỗi thầy cô là một bản thể độc nhất, đa dạng về tính cách và luôn tìm cách đưa nét riêng đó vào lớp học.


EdSpace không muốn giới hạn các thầy cô vào một khuôn mẫu chung cứng nhắc, bởi chúng mình tin rằng từng người trong chúng mình đều là một bản thể vẹn nguyên: tôn trọng sự đa dạng và khác biệt, lắng nghe và học tập lẫn nhau chính là nền tảng cơ bản để xây dựng một cộng đồng học tập (a learning community) mà EdSpace hướng tới. Đây cũng là lý do mà EdSpace tin rằng bạn sẽ luôn có một niềm vui học khi bước chân vào cánh cửa EdSpace, để bước vào một Không gian Học tập đúng nghĩa của nó: không phán xét, không rào cản, không định kiến; chỉ một thứ duy nhất: tinh thần học tập.


Bạn có thích một Tinh thần học tập như ở EdSpace và giáo viên chúng mình không? Chia sẻ cho chúng mình biết với nhen.


Written by Ms. Hạnh Nguyên & Tom


Tìm hiểu về EdSpace và học với chúng mình ở đây: bit.ly/edspacecourses

547 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page